CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ

Bảo quản sữa mẹ

Việc tuân theo các kỹ thuật chuẩn bị và bảo quản được khuyến nghị giúp duy trì sự an toàn và chất lượng sữa mẹ vắt ra đến sức khỏe của em bé.

Đây là những hướng dẫn chung để các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ ở các nhiệt độ khác nhau. Đây là số liệu tham khảo vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ một cách an toàn như lượng sữa, nhiệt độ, dao động nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông, và sự sạch sẽ của môi trường.

Các hướng dẫn dưới đây giải thích thời gian bạn có thể bảo quản sữa mẹ ở các nhiệt độ khác nhau và khi nào bạn nên sử dụng sữa mẹ đã bảo quản hoặc đông lạnh.

  1. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN SỮA MẸ MỚI VẮT/ HÚT:

Tốt nhất là các mẹ làm lạnh hoặc cấp đông sữa mẹ ngày sau khi vắt. Các mẹ đừng quên ghi ngày vắt trên hộp hoặc túi bảo quản trước khi cho sữa mẹ vào tủ lạnh.

Nếu bạn cho sữa mẹ mới vắt vào cùng một hộp/ túi với sữa mẹ đã trữ lạnh trước, trước tiên hãy bảo quản lạnh sữa mẹ mới vắt trong tủ lạnh khi 2 cữ sữa có cũng nhiệt độ mới có thể trộn vào với nhau.

Nguồn ảnh: Bác sĩ sữa mẹ Anh Thy

Nguồn ảnh: Bác sĩ sữa mẹ Anh Thy

  1. RÃ ĐÔNG SỮA MẸ
    a. Rã đông chậm: Cho sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát qua đêm, có thể mất từ 8-12 giờ để sữa rã đông hoàn toàn.
    b. Rã đông nhanh:
  • Cho chai/túi sữa chảy dưới vòi nước ấm (loại vòi nước có chế độ nóng lạnh, không dùng nước nóng quá 40 độ) hoặc
  • Cho chai/túi sữa vào 1 cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau rã đông, cho đến khi rã đông hoàn toàn. Lúc này sữa đã rã đông vẫn còn lạnh.
  • Có thể cho bé bú ngay khi sữa đang lạnh hoặc hết lạnh mà không cần làm ấm.

Việc làm sữa ấm lên là để giúp sữa có nhiệt độ giống với nhiệt độ khi bé bú mẹ trực tiếp, chứ hoàn toàn không có tác dụng thanh trùng sữa. Chất lượng sữa lúc chưa làm ấm so với lúc đã làm ấm là như nhau.

c. Làm ấm sữa

  • Trút sữa đã rã đông vào bình 1 lượng vừa đủ bé bú, phần còn lại tiếp tục để ngăn mát tủ lạnh.
  • Cho chai/túi sữa vào 1 cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau ấm.
  • Hoặc mình có thể dùng máy hâm sữa, nhiệt độ chuẩn và ổn định, giúp tiết kiệm thời gian do không phải ngồi canh nước nguội thay nước mới
  • Khi nhỏ sữa lên mặt trong cẳng tay thấy vừa là nhiệt độ đó có thể cho bé bú.

*Cách dùng máy hâm sữa:

  • Cho nước vào đúng vạch máy quy định.
  • Chỉnh nhiệt độ mong muốn. Các loại máy hâm sữa sẽ có nút vặn để điều chỉnh nhiệt độ đạt mức mong muốn (40 – 70 – 100 độ C). Có máy ghi rõ nhiệt độ, có máy chỉ là các ký hiệu. Các ký hiệu trên máy có thể khác nhau, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết mức độ nào của máy là bao nhiêu độ C.
  • Để bình sữa vào trong máy, đợi sữa ấm.

* Lưu ý:

  • Không đun sữa trực tiếp trên bếp, rất dễ bị nóng quá nhiệt độ cần thiết
  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng, sẽ làm mất chất và sữa có những “điểm nóng” gây bỏng miệng bé.
  • Không cấp đông lại sữa đã rã đông

Bạn có thể nhận thấy rằng sữa mẹ được vắt ra và bảo quản có một lớp chất béo trên bề mặt, bên dưới là lớp sữa nhạt màu hơn. Điều này là bình thường. Bạn có thể xoay nhẹ bình sữa sau khi hâm nóng để trộn đều chất béo

  1. VẬN CHUYỂN SỮA MẸ
  • Các mẹ có thể vận chuyển sữa mẹ vắt ra giữa nhà và những nơi khác.
  • Sữa mẹ vắt ra khi duy chuyển nên được đựng trong một vật chứa cách nhiệt như thùng cách nhiệt hoặc túi giữ lạnh thêm đá lạnh.
  • Cho sữa mẹ vào tủ lạnh ngay khi bạn mang về hoặc cho vào tủ đông nếu sữa vẫn đông đá. Nếu sữa đã rã đông, hãy sử dụng trong vòng 4 giờ và không làm đông lạnh lại.

4. VỆ SINH DỤNG CỤ HÚT SỮA

  • Làm sạch tất cả các bộ phận của máy hút sữa và hộp đựng dùng để lấy và bảo quản sữa mẹ trước khi sử dụng.
  • Nếu bạn vắt một lần mỗi ngày các mẹ nên vệ sinh kỹ càng dụng cụ vắt của mình ít nhất 24 giờ một lần. Giữa các cữ các mẹ có thể bảo quản dụng cụ vắt sữa trong hộp sạch, đậy kín trong tủ lạnh cho đến lần sử dụng tiếp theo.
  • Đảm bảo rằng bạn đặt hộp đựng dụng cụ vào tủ lạnh ngay sau khi sử dụng.

Mẹ có bất kỳ thắc mắc về chăm bé, kích sữa,  tập bé bú mẹ hãy liên hệ với BMC để được hỗ trợ nhé.

Liên hệ đặt lịch:

Để lại bình luận