TẮC TIA SỮA UỐNG THUỐC GÌ?
Nỗi đau tắc tia sữa là nỗi sợ của hầu hết tất cả các mẹ đang hút sữa, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Và mỗi khi tắc tia mẹ lo lắng mình có triệu chứng như thế nào? Các nào để hạn chế và có dùng thuốc gì được không?
Bài viết này sẽ giúp mẹ nhận biết được khi nào mình tắc tia và cần phải xử lý như thế nào và dùng thuốc gì?
- Dấu hiệu tắc tia sữa
Các triệu chứng có thể xuất hiện từ từ và các mẹ có thể bị một bên hoặc 2 bên ngực. Nếu các mẹ có các triệu chứng dưới đây thì không loại trừ các mẹ đã bị tắc tia sữa.
- Mẹ sờ thấy cục cứng xung quanh ngực
- Đau hoặc sưng gần cục cứng trong ngực
- Sau khi hút sữa hoặc cho bé bú thì tình trạng giảm hơn
- Ngực sưng, nóng, đỏ và rất đâu
- Một số mẹ có biểu hiện sốt.
- Một số mẹ hút sữa sẽ giảm khi đang tắc tia sữa
- Mẹ sẽ thấy sữa đặc hoặc béo hơn khi vắt – nó có thể trông giống như sợi hoặc hạt.
- Thuốc gì mẹ có thể uống gì tắc tia sữa?
Thuốc hạ sốt:
- Khi mẹ có sốt cao >38.5 độ, ngực mẹ ở trạng thái căng tức, đỏ, nóng mẹ có thể sử dụng hai loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không Steroid sau khi đã tham khảo liều lượng phù hợp từ bác sĩ là Paracetamol và Ibuprofen.
- Paracetamol: một trong những loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang cho con bú, có tác dụng giảm đau và hạ sốt cho mẹ. Tuy nhiên mẹ cũng cần thận trọng bởi vẫn có một lượng nhỏ thuốc đi vào sữa mẹ, gây ra những tác dụng phụ trên bé như phát ban, nổi nốt sần trên da. Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau khi mẹ sử dụng thuốc 2 ngày và sẽ giảm dần khi mẹ ngừng uống thuốc.
- Mẹ không nên sử dụng Paracetamol nếu đang dùng loại thuốc khác có chứa Paracetamol hoặc có tiền sử dị ứng với Paracetamol hoặc mẹ bị suy giảm chức năng gan thận.
- Ibuprofen cũng là một trong những loại thuốc an toàn đối với mẹ đang cho con bú nếu tuân thủ đúng liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuy nhiên, các mẹ bị tắc tia sữa khi đang mang thai, tuyệt đối không nên sử dụng Ibuprofen bởi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ khi chào đời.
- Ngoài ra, mẹ bị hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày cũng không nên sử dụng Ibuprofen bởi có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây co thắt phế quản.
Thuốc kháng sinh: với những trường hợp tắc tia chuyển nặng sang viêm hoặc apxe các mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh tùy theo mức độ nặng, kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sữa mẹ.
*Lưu ý tất cả các loại thuốc trên đều cần có chỉ định của bác sĩ, các mẹ không nên tự ý dùng thuốc nhé.
Ngoài ra các mẹ để phòng ngừa tắc tia có thể dùng thêm Lecithin:
- Lecithin là một phospholipid, một thành phần cấu tạo nên màng tế bào. Lecithin được cho là giúp ngăn chặn tình trạng tắc ống dẫn sữa bằng cách làm giảm độ kết dính và độ nhớt của sữa bằng cách tăng tỉ lệ axit béo không bão hòa trong sữa.
Ngoài thuốc thì hiện nay có thêm phương pháp sử dụng sóng siêu âm đa tầng sẽ nhanh chóng đi vào hệ thống dẫn sữa và các nang sữa đánh tan các cục vón sữa tại vị trí tuyến sữa bị tắc. Phương pháp này giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp mẹ tắc tia sữa.
- Những lưu ý khi tắc tia sữa
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ: Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tắc tia sữa, tình trạng nhiễm khuẩn hay không… Vì thế, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp với liều lượng an toàn nhất.
- Chọn size phễu hút sữa đúng, hút đúng cách và đúng khớp ngậm: Việc này giúp mẹ hạn chế những tổn thương ở đầu ti gây ra tình trạng tắc tia sữa.
- Vệ sinh, bảo trì bầu vú thường xuyên: giúp loại bỏ cặn sữa còn sót lại, cũng như làm sạch ống tuyến sữa giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm cơ ngực và tắc tia sữa.
- Không để sữa ứ trong ngực quá lâu, cho bé bú hoặc hút sữa mỗi 2-3 tiếng
- Ăn uống khoa học, giữ tinh thần thoải mái: Chế độ dinh dưỡng và tâm lý cũng tác động đến hoạt động của tuyến sữa. Vì thế, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái, năng lượng tích cực để kích thích sản xuất lượng sữa dồi dào cho con.
- Khi tình trạng tắc tia sữa không thuyên giảm và ngày càng nghiêm trọng, mẹ đến BMC ngay hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.Các mẹ có thể liên hệ BMC để đặt hẹn với bác sĩ, chuyên gia tư vấn cho con bú có thể giúp mẹ cho con bú đúng khớp/ tư vấn lịch hút sữa phù hợp/ bảo trì bầu ngực núm vú, xử lý tắc tia, viêm vú…
Liên hệ đặt lịch: TP. Hồ Chí Minh: 0982 35 42 42/ 0764 623 046 Hà Nội: 0943 95 66 87