BÉ GIẬT MÌNH – VẶN MÌNH KHI NGỦ CÓ ĐÁNG LO?

Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên bị gián đoạn vì phản xạ giật mình, Các mẹ nhận thấy chúng giống như đang co giật. Có thể các mẹ đã biết rằng những cơn co giật nhỏ ở em bé là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Hoặc các mẹ rất lo lắng đó là một loại động kinh

Trẻ hay giật mình có phải bất thường? Đặc biệt, nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình, cha mẹ sẽ rất lo lắng. Thực chất, theo nghiên cứu phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là điều tự nhiên và đây chính là dấu hiệu cho biết hệ thần kinh của bé đang khỏe mạnh.

  1. Trẻ bị giật mình khi ngủ thường phản xạ như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh, cần biết biểu hiện của bé hay giật mình khi ngủ ra sao? Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là một phản xạ không tự chủ. Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình cũng rất dễ nhận biết, bao gồm các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường mở rộng cánh tay và chân: Trẻ bị giật mình khi ngủ thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân của mình, lòng bàn tay hướng lên trên.

Trẻ sơ sinh hay giật mình có biểu hiện cánh tay và chân co lại: Sau khi mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng tiếp theo ở trẻ sơ sinh hay bị giật mình là em bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể. Phản xạ này có thể giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. Đôi khi, bé ngủ hay giật mình cũng có thể khóc một lúc do bị giật mình.

  1. Nguyên nhân gây giật mình co giật khi ngủ

Đầu tiên là một chút về các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Có năm giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: bốn giai đoạn của giấc ngủ NON REM (ngủ không chuyển động nhanh) và một giai đoạn của REM (chuyển động mắt nhanh).

Giấc ngủ REM xảy ra sau khi cơ thể bạn trải qua 4 giai đoạn NONREM và là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Nó được thể hiện qua chuyển động mắt nhanh, mơ màng của bé.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các cơn giật mình trong giấc ngủ REM không chỉ là một cơn co thắt hoặc nghĩa liên quan đến giấc mơ. Mà nó có mối liên kết những trường hợp em bé co giật khi ngủ với sự phát triển cảm giác vận động.

Có nghĩa là khi em bé đang ngủ giật mình, chúng đang kích hoạt hệ thần kinh phát triển. Nghiên cho thấy rằng việc kích hoạt các mạch này dạy cho não trẻ sơ sinh về các chi, các bộ phận trên cơ thể của chúng và những gì bé có thể làm.

  • Nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Ngoài giật mình sinh lý thì cũng có một số nguyên nhân dẫn đến giật mình của trẻ như:

  • Âm thanh, tiếng động lớn

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc âm thanh đột ngột phát ra. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị giật mình khi ngủ nhưng khi môi trường quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bé.

  • Trẻ sơ sinh hay giật mình do thay đổi ánh sáng

Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như khi bạn bất ngờ bật đèn hoặc mở cửa sổ trong một căn phòng đang tối thì đều dễ khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.

  • Chuyển động đột ngột khiến trẻ ngủ hay giật mình

Các cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú hoặc bất kỳ chuyển động nào tương tự cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình. Ngoài ra, bản thân em bé vẫn có thể tự giật mình trong lúc ngủ khi trẻ cử động tay hoặc chân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ ngủ hay giật mình khiến cha mẹ phải tìm cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh.

  • Bé hay giật mình khi ngủ do thay đổi độ cao

Việc thay đổi độ cao đối với trẻ sơ sinh xảy ra khi ba mẹ đang bế con trên tay để ru ngủ rồi sau đó đặt bé xuống nôi hoặc cũi hay bất ngờ đứng dậy. Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc như sắp té ngã. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ.

  1. Cách hỗ trợ giảm giật mình ở trẻ sơ sinh:

  • Đảm bảo môi trường ngủ yên tình và an toàn cho bé
  • Giảm độ sáng của đèn ngủ.
  • Hạn chế tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra.
  • Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của bé.
  • Tránh cử động đột ngột khi đang cho con bú hay đang ru bé ngủ…
  • Đảm bảo nhiệu độ phòng ngủ phù hợp
  • Hạn chế quấn bé quá chặt làm bé khó chịu
  1. Khi nào co giật trong giấc ngủ cần đi khám

Đây là một chỉ số dễ dàng. Nếu cơn co giật dừng lại ngay sau khi thức dậy, thì đó có thể là cơn co giật cơ vô hại. Chúng sẽ không tiếp tục khi em bé không ngủ.

Nếu em bé của bạn đang cử động co giật hoặc cứng người khi thức có thể do:

  • Co giật do sốt. Những điều này diễn ra trong thời gian bị bệnh, kèm theo nhiệt độ tăng đột biến.
  • Động kinh. Rối loạn động kinh cũng có thể gây co giật.

Thông thường trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ thường kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Trong trường hợp đã qua 6 tháng mà bé còn dễ giật mình khi ngủ hoặc mẹ áp dụng cách hỗ trợ giật mình ở trẻ sơ sinh tại nhà không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp dành cho bé.

Hãy cho bé đi khám khi thấy bất thường.

Mẹ có bất kỳ thắc mắc về chăm bé, kích sữa,  tập bé bú mẹ hãy liên hệ với BMC để được hỗ trợ nhé.

Liên hệ đặt lịch:

Để lại bình luận