Sữa mẹ có gây sâu răng cho bé?

BÉ BÚ ĐÊM CÓ GÂY SÂU RĂNG? SỮA MẸ CÓ THỰC SỰ GÂY SÂU RĂNG CHO BÉ?

HOẶC BÉ VỪA BÚ VỪA NGỦ THÌ CÓ GÂY SÂU RĂNG KHÔNG?

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế gây sâu răng.

Sâu răng cần có một quá trình chứ không phải chỉ một vài ngày là em bé bị sâu răng. Khi các loại đường, chủ yếu là đường Sucro trong thứ ăn, đồ uống bám lên bề mặt men răng, nó tạo thành những mảng bám, những mảng bám này là thức ăn của vi khuẩn. Vi khuẩn trong miệng bé sẽ chuyển hoá thức ăn tạo thành acid.

Có nhiều loại vi khuẩn trong miệng, nhưng vi khuẩn chính gây sâu răng chính là streptococcus mutans. Thì môi trường acid này đưa đến việc mất canxi và phosphas từ men răng.

Quá trình này được gọi là sự khử khoáng, hay nói một cách dễ hiểu là huỷ men răng. Đặc biệt khi Ph giảm xuống dưới 5.5 thì sẽ bắt đầu xảy ra sự khử khoáng này làm cho men răng bị hoà tan. Nước bọt ở trong miệng sẽ giúp trung hoà acid. Đây là cơ chế tự nhiên quan trọng để chống lại sâu răng.

Nước bọt còn cung cấp một nguồn khoáng chất cho men răng mà từ đó men răng có thể được tái khoáng và chữa lành.

Các quá trình mất khoáng và tái khoáng (huỷ men răng và tái tạo men răng)sẽ diễn ra nhiều lần trong ngày. Khi sự cân bằng này mất đi,nghĩa là quá trình huỷ men răng xảy ra nhiều hơn so với quá trình tái tạo men răng thì tình trạng sâu răng sẽ xảy ra.

Chúng ta cùng đi qua một số yếu tố gây sâu răng:

  1. Yếu tố thường thấy nhất là lượng đường.

Trong nghiên cứu của Riberro thì việc tiếp xúc thường xuyên với đồ ăn, thức uống có nhiều đường sẽ tăng nguy cơ gây sâu răng cho con.

Các mẹ lưu ý là chuyện ăn vặt sẽ tăng nguy cơ gây sâu răng cho con.

Ví dụ bé mới ăn xong cái bánh, chưa tới 1 tiếng đã bú mẹ, sau đó chưa tới một tiếng sau lại ăn vặ thêm thứ ăn khác. Hoặc chưa tới 1 tiếng sau lại bú, thì quá trình tái tạo men răng không có. Thức ăn trong miệng con làm cho quá trình huỷ men răng được diễn ra liên tục chưa kịp tái tạo, phục hồi là đã bị huỷ men răng rồi. Vì vậy ăn vặt dễ khiến bé sâu răng hơn.

2. Yếu tố thứ hai làm tăng nguy cơ sâu răng là vi khuẩn, đặc biệt là Streptococus mutans

Vi khuẩn này phát triển mạnh khi có sự kết hợp của đường. Lượng nước bọt trong miệng ít và độ PH thấp trong nước bọt.

Chúng ta có thể là một trong những nguồn lây vi khuẩn cho bé qua việc hôn miệng bé, qua việc đút thức ăn mà mình nếm trước. Hoặc có nhiều mẹ mút núm vú giả rồi đưa cho con, và nghĩa là động tác đó sẽ làm sạch núm vú giả, mà thực sự là không phải mà đã vô tình lây truyền con vi khuẩn đó cho con của mình.

3. Yếu tố thứ 3 là tình trạng thiếu nước bọt

Nước bọt giúp rửa sạch đường, và cũng là chất đệm chống lại acid. Lưu lượng nước bọt sẽ giảm tự nhiên trong khi ngủ.

Lưu lượng nước bọt cũng giảm trong một số bệnh lý như:

Hen suyễn, sinh non, tiểu đường, và khi sử dụng một số loại thuốc

4. Yếu tố tiếp theo là bệnh tật hoặc căng thẳng của bà mẹ hoặc thai nhi trong quá trình mang thai

5. Bà mẹ hút thuốc khi mang thai, vệ sinh răng miệng hoặc cơ thể kém cũng là một trong những yếu tố gây sâu răng cho bé

Vì vậy, bất kể bé bú như thế nào, bé ăn như thế nào thì việc vệ sinh răng miệng cho con ngay từ cái răng đầu tiên là một yếu tố giúp bảo vệ bé khỏi sâu răng về sau.

6. Yếu tố tiếp theo là yếu tố về di truyền trong gia đình

Hay trong một số trường hợp có khuyết tật về men

Nếu có những khuyết tật về men, răng sẽ dễ bị tổn thương hơn và tác dụng bảo vệ của sữa mẹ không đủ để chống lại các tác động tổng hợp của vi khuẩn và đường ở trong sữa.

Các khuyết tật về men răng thường xảy ra khi những chiếc răng đầu tiên được hình thành trong tử cung

7. Một số các yếu tố khác như là :

Nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng, hen suyễn, nhiễm trùng tái phát hoặc là các bệnh mạn tính.

Chúng ta cùng đi qua một số nghiên cứu về sâu răng và bú mẹ.

Trong hai nghiên cứu này, một nghiên cứu tiến hành vào năm 2015. Và một nghiên cứu năm 2017.

Hai nghiên cứu này cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ đến 12 tháng giúp chống lại sâu răng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ sâu răng tăng lên khi tiếp tục cho trẻ bú mẹ trên 12 tháng. Nhưng các kết quả này đều không tính đến tình trạng như kinh tế xã hội và lượng thức ăn có đường. Mà đây là các yếu tố góp phần nguy cơ gây sâu răng.

Ở một nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy là nguy cơ sâu răng không có liên quan đến cho con bú sau 12 tháng. Nghiên cứu này đã phát hiện ra các yếu tố liên quan đến sâu răng đó là việc bé ăn nhiều thức ăn hay đồ uống có đường và tình trạng kinh tế xã hội thấp.

Một nghiên cứu năm 2019 thì người ta không tìm thấy mối liên quan giữa sâu răng và cho con bú sau 24 tháng ở trẻ em sống trong khu vực nước uống có chứa flor.

Điều này cho thấy rằng việc tiếp cận sớm với nước uống có chứa Flour là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ sâu răng.

Vậy thì sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi sâu răng không?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc cho con bú mẹ thực sự bảo vệ,chống lại tình trạng sâu răng trong khi sữa công thức thì có thể làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Trong nghiên cứu này người ta thấy rằng, kháng thể trong sữa mẹ có thể gíup giảm sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây sâu răng là streptococcus mutans.

Trong sữa mẹ có một loại protein có tên là lactoferrin. Lactoferrin thực sự có thể giết chết được con vi khuẩn này. Trong một nghiên cứu khác người ta thấy rằng, Streptococcus mutans không sử dụng đường lactose. Trong khi sữa mẹ chứa chủ yếu là đường lactose. Vi khuẩn này lại sử dụng đường Sucrose có trong một số loại sữa công thức.

Trong các nghiên cứu này chỉ ra rằng ,một số sữa công thức làm hỏng men răng làm giảm đáng kể độ pH,

khiến môi trường trong miệng bé có tính acid hơn. Đây là môi trường hỗ trợ cho sự phát triển của vi khuẩn. Và có thể dẫn đến sâu răng. Bài đánh giá của Liberror năm 2014 đã kết luận:

Sữa công thức có khả năng gây sâu răng và sữa mẹ không phải là yếu tố nguy cơ gây sâu răng. Thậm chí họ còn chỉ ra rằng răng trở nên chắc hơn khi ngâm trong sữa mẹ.

Tuy nhiên nếu cho một lượng nhỏ đường vào sữa mẹ thì hỗn hợp này thậm chí còn tệ hơn dung dịch đường gây sâu răng. Nghiên cứu này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh răng và vệ sinh răng miệng tốt. Ngoài ra cơ chế bú mút của em bé từ việc bú mẹ và từ cái bình nó rất là khác nhau.

Chính điều này cũng khiến tỷ lệ sâu răng ở hai cách bú cũng khác nhau. Khi trẻ bú bình thì sữa được tiết ra phía trước miệng và đọng lại quanh răng.

Còn trẻ bú mẹ thì ngậm rất sâu và sữa được tiết vào thành họng. Điều này khiến em bé phải có động tác nuốt. Khi trẻ ngủ với bình sữa, núm vú sẽ tiếp tục, từ từ rỉ sữa còn ở trong bình vào miệng bé.

Còn nếu bé bú mẹ thì núm vú hầu như không tiết sữa. Trừ khi bé đang mút tích cực.

Tóm lại chúng ta sẽ có những kết luận sau đây:

  1. Thứ nhất là bé bú sữa mẹ thì vẫn có thể gây sâu răng

Nhưng nếu chỉ có sữa mẹ không thì không thực sự là nguyên nhân gây sâu răng.

Các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ thường mới là nguyên nhân gây sâu răng.

  1. Thứ 2, mẹ nên hạn chế cho con bú vặt hoặc ăn vặt

Một số bé có nguy cơ sâu răng cao hơn do những khiếm khuyết nhỏ ở men răng thì ở những trẻ này, việc cai sữa không làm chậm quá trình phân huỷ men răng, thậm chí có thể đẩy nhanh quá trình này.Do thiếu lactoferrin, một thành phần quan trọng trong sữa mẹ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus mutans.

Vậy thì cha mẹ có thể làm gì để giúp con tránh tình trạng sâu răng?

Đầu tiên là tập chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ khi mới sinh bằng cách nhẹ nhàng làm sạch nướu với nước sạch và khăn mềm hoặc gạc, tạo thành một thói quen.

Hãy làm sạch răng của con 2 lần/ ngày sáng và tối ngay khi chiếc răng đầu tiên của con bắt đầu.

Các ba mẹ cũng nhớ chăm sóc răng miệng của chính bản thân, điều này sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn truyền sang con. Nếu con đang dùng bất cứ thú gì khác ngoài sữa mẹ kể cả thuốc. Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ. Vì mình biết đường kết hợp với sữa mẹ còn tệ hơn dung dịch đường. Nó sẽ rất dễ gây sâu răng.

Vì vậy trước khi đi ngủ phải đảm bảo không còn thức ăn nào trên răng bé. Nếu bé vẫn còn một vài cữ bú đêm, có thể cho bé uống một vài ngụm nước sau bữa ăn để giúp rửa sạch các mảng trên răng, giảm thời gian các chất có đường tiếp xúc với răng. Và đến độ tuổi có thể sử dụng kem đánh răng, hãy cho bé chải răng thường xuyên, sử dụng kem đánh răng đúng cách,đúng độ tuổi giúp bé có một hàm răng chắc khoẻ.

 

Liên hệ đặt lịch:
TP. Hồ Chí Minh: 0982 35 42 42
Hà Nội: 0943 95 66 87

Để lại bình luận